Giới thiệu Cá ngừ đại dương

Cập nhật: 07/07/2016 03:53 - Lượt xem: 5839

Kiến thức cá ngừ

Cá ngừ mắt to

Cá ngừ mắt to
Tình trạng bảo tồn

Sắp nguy cấp(IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học
Giới(regnum)Animalia
Ngành(phylum)Chordata
Lớp(class)Actinopterygii
Bộ(ordo)Perciformes
Họ(familia)Scombridae
Tông(tribus)Thunnini
Chi(genus)Thunnus
Loài(species)T. obesus
(Lowe, 1839)
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Parathunnus mebachi(Kishinouye, 1915)
  • Thynnus obesusLowe, 1839
Cá ngừ mắt to(Danh pháp khoa họcThunnus obesus) là một loài cá ngừtrong họ Cá thu ngừvới đặc trưng là có con mắt lớn so với kích thước cơ thể trong tương quan với các loại cá ngừ khác. Cá phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tới 30oS. Ở Việt Nam, phân bố ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ.
Đặc điểm
Cá ngừ có thân hình thoi, dài, hai bên hơi dẹt. Hai vây lưng gần nhau, sau vây lưng thứ hai có 8 - 10 vây phụ. Vây ngực khá dài đặc biệt là ở cá thể còn nhỏ. Vây lưng thứ hai và vây hậu môn không dài như cá Ngừ Vây vàng. Vảy trên thân rất nhỏ. Mắt to và rất bổ dưỡng. Lưng màu xanh sẫm ánh kim loại. Nửa thân dưới và bụng màu trắng nhạt. Vây lưng thứ nhất màu vàng sẫm, vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàn nhạt. Vây phụ màu vàng tươi có viền đen.
Giá trị
Đây là một trong loài cá được khai thác và xuất khẩu nhất là ở thị trường Nhật Bản,[4]cá ngừ mắt to của Nhật Bản trong tháng 3 năm 2014 đạt 7.032 tấn, trị giá 5.509 triệu yên, tăng 32% về khối lượng và 29% về giá trị so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm trước giảm 5% về khối lượng và 16% về giá trị.[5]Ở Việt Nam, Năm 2013, sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to đạt gần 16.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 526 triệu USD.[6]
Mắt cá ngừ

Mắt cá ngừ được bày bán 
Ở Việt Nam, Cá ngừ đại dươnglà tên địa phương để chỉ loại cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng[7]đôi mắt của loại cá này trông được rất xa, có thể thấy được con mồi cách đó vài ba trăm mét để rượt bắt.[8]Mắt cá ngừ đại dương hay cá ngừ mắt to là món ăn được ưa chuộng tại Nhật Bản, cá ngừ được đánh bắt, lấy mắt và bày bán phổ biến ở những siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở cả Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên liệu độc đáo này được dùng để chế biến rất nhiều món ăn, như súplẩuhay kể cả món gỏi
Mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn mang lại cảm giác máu me và rùng rợn do vẻ ghê rợn toát ra từ thực phẩm. Nguyên liệu được xem là đạt chuẩn khi nó được tách khỏi cơ thể cá nhưng vẫn giữ nguyên phần nhãn cầu, bao quanh là một loại chất béo và chỉ vài cơ mắt được phép cắt đứt. Quá trình khai thác mắt cá ngừ công phu thì việc chế biến lại được giảm thiểu và chỉ cần đun sôi một chút nước sạch rồi đưa mắt cá ngừ vào trần qua là có thể thưởng thức. Khi chín, các cơ quanh mắt và phần mỡ được xem là hấp dẫn nhất. Dù rất bổ dưỡng nhưng mắt cá ngừ lại không phù hợp với những người có dạ dày yếu.
Ở Việt Nam, đôi mắt cá ngừ đại dương rất quý, người kém thị lực, hay có các bệnh về mắt, được chuyên nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan cá ngừ để chữa khỏi các bệnh về mắt,[8]mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc là một trong những đặc sản nổi tiếng tại các nhà hàng lớn.[7]Mắt cá ngừ được chế biến thành món mắt cá ngừ (đèn pha, đèn biển) chưng cách thủy. Mắt cá thường to bằng nắm tay hoặc quả trứng gà, được lấy từ con cá ngừ, chế biến, ướp gia vị bảo quản. Khi chế biến, một con mắt cá được ướp cùng với nhiều gia vị như thuốc bắc, sả, ớt, tiêu... sau đó đặt vào một cái thố (om đất) rồi chưng cách thủy hơn nửa giờ, mắt cá đã chín, thấm gia vị thì có thể ăn được. Món này có vị béo ngậy của mắt cá và ngoài thành phần dinh dưỡng bổ cho cơ thể sẽ có một lượng vitamin.[9][10]
Cá ngừ đại dương(hay còn gọi là cá ngừ Californiacá bò gù; là loại lớn thuộc họ Cá bạc má(Scombridae), chủ yếu thuộc chi Thunnus, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra. Ở Việt Nam, Cá ngừ đại dương là tên địa phương để chỉ loại cá ngừ mắt tovà cá ngừ vây vàng[1]. Cá ngừ đại dương là loại hải sảnđặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ (cá ngừ mắt to), được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh Hòa....
Ngoài ra cá Ngừ còn dùng làm cá hộp để xuất khẩu. Phế phụ phẩm của Cá Ngừcòn để chế biến thành Bột cá Ngừđể dùng trong thức ăn chăn nuôi.
Cá ngừ vây vàng(danh pháp hai phầnThunnus albacares) là một loài cá ngừđược dùng làm thực phẩm cho con người. Nó được tìm thấy ngoài khơi trên các vùng biển nhiệt đớivà cận nhiệt đới trên khắp thế giới, mặc dù không thấy có tại khu vực Địa Trung Hải. Theo một số báo cáo, nó có thể dài tới 239 cm (94 inch) và cân nặng tới 200 kg (440 pound).

Cá Ngừ vây vàng


Vây lưngthứ hai và vây hậu môncó màu vàng sáng, vì thế mà nó có tên gọi này. Các vây này cũng như các vây ngựcđều rất dài. Cơ thể của nó có màu xanh kim loại sẫm, đổi thành màu bạc ở phần bụng. Nó cũng có khoảng 20 vạch theo chiều dọc.
Các ngừ vây vàng có xu hướng bơi thành bầy với những loại cá khác có cùng kích cỡ, bao gồm các loại cá ngừ khác cũng như các loại cá lớn hơn khác như cá heocá voihay cá nhám voi. Cá ngừ vây vàng ăn các loại cá nhỏ khác, động vật giáp xáchay mực.
Người ta đánh bắt cá ngừ vây vàng bằng lưới vây, cũng như bằng cần và dây câu. Loại cá này được bán chủ yếu dưới dạng đông lạnh hay đóng hộp, nhưng cũng rất phổ biến dưới dạng sashimi(刺身)- một dạng gỏi cácủa người Nhật Bản.